Chia sẻ quy trình sơn nhà đạt chuẩn của KOSU năm 2022

Quy trình sơn nhà đạt chuẩn năm 2022

Trong bài viết này, xin giới thiệu đến các khách hàng toàn bộ hệ thống quy trình sơn nhà đạt chuẩn và mới nhất được chia sẻ bởi chuyên gia của KOSU trong năm 2022

Chọn lựa màu sắc phù hợp

Đầu tiên, chúng ta cần xác định tông màu trang trí và khả năng chi trả để lựa chọn sản phẩm phù hợp với chất lượng đi kèm. Một số gam màu tươi sáng như: trắng, hồng nhạt, vàng nhạt,..có thể áp dụng để làm nổi bật căn nhà, cũng như tạo sự ấm cùng cho căn phòng, khiến toàn bộ không gian trở nên mở rộng và thông thoáng. 

Ngoài ra để có thêm nhiều lựa chọn để tham khảo, gia chủ có thể sử dụng dịch vụ tư vấn chi tiết các gói sơn màu tại sơn chất lượng nhật bản KOSU

Tính toán lượng sơn nhà cần phải mua

Bên cạnh chọn màu sơn phù hợp với ngôi nhà thì việc cân nhắc xem số lượng sơn cần và đủ để tránh gây lãng phí, từ đó tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá cũng là một tiêu chí được quan tâm đáng kể trong giai đoạn hoàn thiện ngôi nhà.

Để tính toán chính xác lượng sơn cần mua, ta nên nắm bắt được chi tiết độ phủ của mỗi loại sơn – hay còn được gọi là số m2 trên một lít hoặc 1 kg sơn phủ lên bề mặt vật cần sơn như tường hoặc kim loại. 

Những bước sơn nhà cơ bản

Dưới đây là các bước tiến hành sơn nhà:
Vệ sinh bề mặt -> Bả matit -> Lăn sơn lót kháng kiềm -> Lăn lớp sơn màu thứ nhất -> Thi công lăn lớp sơn màu thứ hai

Chuẩn bị bề mặt sơn

Để có một lớp sơn phủ và bám dính tốt, công tác chuẩn bị bề mặt thi công cần được tiến hành một cách kỹ lưỡng. Như đã chia sẻ ở bài trước, sơn KOSU xin giới thiệu số lưu ý về cách xử lý bề mặt tường trong quy trình sơn tường, TẠI ĐÂY

nen-su-dung-son-bong-hay-son-min4

Vệ sinh lại bề mặt bằng giấy ráp mịn nhằm loại bỏ những hạt cát còn bám trên tường rồi tiến hành vệ sinh bụi bẩn. Bề mặt tường đạt chuẩn khi không còn bụi bẩn, đất cát, rong rêu hay bất cứ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của sơn.

Thi công bột bả

Bột bả (matit) là vật liệu được dùng để tạo bề mặt bằng phẳng cho tường, che đi khuyết điểm, khe nứt trước khi thi công sơn lót, sơn phủ, đồng thời giúp làm tăng độ bám dính kết cấu. Khi bề mặt tường bằng phẳng thì chi phí sơn sẽ giảm bởi lượng sơn lót và sơn phủ cần sử dụng sẽ ít đi. 

Thi công sơn lót kháng kiềm

Niệm vụ của sơn lót là ngăn kiềm, ngăn ẩm, chống thẩm thấu. Đồng thời làm tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường. 

Mặt khác, nếu không dùng sơn lót, bạn sẽ tốn nhiều sơn phủ hơn bởi bột bả sẽ hút sơn phủ. Trong khi đó, sơn lót có giá thành rẻ hơn sơn phủ khá nhiều. Do đó, sử dụng sơn lót KOSU là lựa chọn phù hợp cả về chất lượng và giá thành.

Lớp sơn phủ thứ nhất

Sau khi sơn lớp lót chống kiềm, nên chờ tối thiểu là 2 giờ cho lớp sơn khô rồi sau đó mới tiến hành sơn lớp phủ màu thứ nhất. Trước khi thi công, nên pha loãng sơn khoảng từ 5 đến 10 % nước sạch theo thể tích giúp tăng độ phủ cho sơn & việc thi công cũng dễ dàng hơn. Với bề mặt tường sơn trực tiếp (không có bột bả matit) thì chỉ nên pha không quá 5% nước sạch.

Lớp sơn phủ thứ hai

Sau khoảng hai giờ tính từ thời điểm hoàn thiện lớp sơn phủ thứ nhất. Bạn có thể tiến hành sơn lớp phủ cuối cùng. Dụng cụ & cách thức tiến hành vẫn như là lần thứ nhất. Tuy nhiên, do đây là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng do đó cần thi công thật cẩn thận. Sau khi sơn xong, hãy sử dụng đèn pin chiếu rọi vào tường để quan sát xem lớp phủ có đồng đều không, có để lại vệt chổi sơn trên mặt tường hay không.

son-noi-ngoai-that-cao-cap-kosu-background6

Hy vọng với bài viết hướng dẫn về quy trình sơn nhà đạt chuẩn, sơn KOSU có thể mang lại những thông tin hữu ích dành cho khách hàng. Ngoài ra nếu còn thắc mắc, hay cần tìm một sản phẩm uy tín, quý khách vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

< Hết >

𝐊𝐎𝐒𝐔CÔNG NGHỆ SƠN NHẬT BẢN

Trụ sở : Cụm CN An Hồng – An Hồng – An Dương – Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *