Tác dụng, ưu – nhược điểm của sơn lót kháng kiềm

Tác dụng, ưu – nhược điểm của sơn lót kháng kiềm

Khái niệm về sơn lót kháng kiềm 

Trong các bức tường mới xây người ta luôn tìm thấy được tính kiềm. Vì vậy, trước khi sơn người ta dùng một loại sơn lót chống kiềm để tránh tính kiềm mạnh.

Sơn lót kháng kiềm là loại sơn chất lượng cao được dùng để sơn phủ lót các bề mặt sơn trong nhà. Loại sơn này có độ phủ cao, đặc điểm là thời gian khô nhanh và dễ thi công, giúp tạo ra bề mặt sơn nhẵn, mịn, có độ bóng cao, giúp liên kết bền chặt với sơn phủ.

Trong quá trình sơn nhà mới hay sơn lại nhà nhiều gia đình có suy nghĩ bỏ lớp sơn lót để giảm thiểu chi phí. Vậy có nên sử dụng loại sơn lót này khi sơn lại nhà không? Cùng KOSU tìm hiểu nhé về tác dụng của dòng sơn này nhé!

Tác dụng của sơn lót kháng kiềm 

vai-tro-cua-dong-son-lot-noi-that

Việt Nam là một trong những quốc gia nhiệt đới ẩm gió mùa, thường xuyên xuất hiện khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là khu vực miền nam. Tác dụng của sơn lót kháng kiềm được thể hiện qua các ý sau:

  • Dùng sơn lót sẽ giúp tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ.
  • Sơn lót kháng kiềm giúp tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường.
  • Sử dụng sơn lót giúp kháng chất kiềm có trong vôi, vữa, xi măng.
  • Sơn lót giúp lớp sơn phủ đều màu hơn không bị loang lổ  và màng sơn bóng đẹp hơn.
  • Ngoài ra một số dòng sơn lót đặc biệt còn có khả năng ngăn ngừa bụi bẩn và rêu mốc xuyên qua.
  • Ngăn ngừa hiện tượng phai màu, biến đổi màu trong quá trình sử dụng.
  • Giảm chi phí sửa chữa, thi công.

Ưu và nhược điểm của dòng sơn lót kháng kiềm 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn kháng kiềm khác nhau. Vì vậy, trước khi mua và sử dụng dòng sơn lót kháng kiềm thì bạn nên tìm hiểu những ưu nhược điểm của dòng sơn này để xem xét chúng có phù hợp với ngôi nhà của bạn không. Dưới đây là những ưu nhược điểm chung của loại sơn này:

Ưu điểm

  • Sử dụng sơn lót góp phần tiết kiệm lượng sơn phủ màu.
  • Tạo bề mặt tường đồng nhất tránh độ lệch màu lúc thi công sơn phủ hoàn thiện.
  • Kháng kiềm, kháng khuẩn chống quá trình phấn hóa. Tính chống nấm mốc cao giúp tăng cao tuổi thọ cho lớp sơn phủ.
  • Tăng cường khả năng chống thấm cho công trình rất tốt.
  • Giảm chi phí sửa chữa, thi công.
  • Ngăn ngừa hiện tượng phai màu, biến đổi màu trong quá trình sử dụng

Nhược điểm

  • Việc sử dụng sơn lót chống kiềm 2-3 lớp sẽ gia tăng chi phí hơn so với sử dụng sơn lót thông thường
  • Tránh thải sơn ra môi trường gây hại cho sinh vật sống dưới nước. Có thể gây tác động có hại lâu dài cho môi trường sống dưới nước, trong trường hợp bị đổ sơn nên thu gom bằng đất hoặc cát

Những mẫu sơn lót kháng kiềm tại Sơn kosu 

Dòng sơn này hiện nay có nhiều loại với thành phần, chức năng, công dụng khác nhau. Sơn chống kiềm cao cấp KOSU là một loại sơn được nhiều người tin dùng bởi tính thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.

  • Sơn lót kháng kiềm ngoại thất cao cấp KS400 là loại sơn lót gốc nước trong nhà được sản xuất từ nhựa Acrylic với công nghệ tiên tiến, chống lại sự kiềm hóa, đặc biệt thân thiện với môi trường và người sử dụng (không chứa chì, thủy ngân). Với công nghệ Silane modified styrene Acrylic sẽ là giải pháp toàn diện về trang trí và bảo vệ, đem lại vẻ đẹp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn
  • Sơn lót kháng kiềm nội thất cao cấp KS300 là loại sơn nước chuyên dụng để sơn bên trong nhà và được phủ trên bề mặt thi công trước khi sơn màu, có thành phần chính là nhựa Acrylic gốc nước. Giúp ngăn chặn sự kiềm hóa một cách hoàn hảo, tăng cường khả năng chống thấm, tạo độ bám dính cao. Đồng thời giữ cho màu sắc của lớp sơn hoàn thiện được bền lâu.

Hiện nay, có khá nhiều loại sơn lót trên thị trường. Một trong số đó có thể kể đến sơn chất lượng nhật bản KOSU đem lại sản phẩm hoàn hảo nhất, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao. 

Mọi thông tin về các dòng sản phẩm sơn chất lượng Nhật Bản KOSU – quý khách vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

< Hết >

𝐊𝐎𝐒𝐔CÔNG NGHỆ SƠN NHẬT BẢN

Trụ sở : Cụm CN An Hồng – An Hồng – An Dương – Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *