Tác hại khi không sử dụng sơn lót ngoại thất khi thi công

tieu-chi-lua-chon-son-de-lau-chui

Tác hại khi không sử dụng sơn lót ngoại thất khi thi công

Trước khi hoàn thiện một công trình thi công sơn, gia chủ nên nắm bắt được một số những loại sơn nên – không nên, cần thiết – không cần thiết để tránh những tổn hại lâu dài về sau. Một trong những sai lầm trong quá trình thi công sơn chính là việc bỏ qua khâu sơn lót ngoại thất, nhằm tiết kiệm chi phí vì coi là không cần thiết.

Trên thực tế, tác hại khi không sử dụng sơn lót không dẫn đến hậu quả ngay lập tức nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sau này. 

Sơn lót ngoại thất là gì?

Theo các chuyên gia về xây dựng, sơn lót ngoại thất là lớp sơn chuyên dùng để hỗ trợ bề mặt tường trong quá trình sơn nhà. Một số ưu điểm nổi bật của dòng sơn này phải kể đến như: 

  • Sơn lót ngoại thất đóng vai trò giúp gia tăng khả năng chống thấm cho bề mặt tường. Là lớp sơn trung gian giúp cho lớp các lớp sơn sau bám dính chắc chắn hơn trên bề mặt của công trình.
  • Giúp tăng độ bền, tăng độ bám màu của sơn phủ. Đồng thời tránh được một số tác hại khi tăng độ ẩm.
  • Sơn lót cũng giúp tăng cường khả năng chống kiềm hóa và chống thấm tối ưu hơn cho bề mặt mảng tường.
  • Là lớp lót giúp lớp sơn phủ bề mặt được đồng đều và lên màu chuẩn đẹp hơn.
  • Sơn lót thích hợp kết hợp cùng lớp sơn phủ sẽ làm tăng khả năng ngăn chặn được sự thấm nước tối đa. Giúp hạn chế được rêu mốc và bụi bẩn.
  • Giúp tăng tuổi thọ của công trình trong suốt thời gian dài sử dụng.

Tác hại khi không sử dụng sơn lót ngoại thất

Đây là lớp sơn rất quan trọng trong quy trình thi công sơn các mảng tường ngoại thất. Lớp sơn này được ví như một lớp băng keo hai mặt giúp tăng độ bám dính cho sơn phủ trang trí. Đồng thời tạo nên màng bảo vệ, có tác dụng kháng kiềm hóa, chống nấm mốc. Giúp tăng tuổi thọ cho bề mặt tường.

Một số những tình trạng thường gặp nếu không trang bị lớp sơn lót trước các công trình thi công:

  • Dễ bị các loại vi khuẩn và nấm mốc tấn công gây nên hiện tượng ố vàng, mốc, loang lổ… mất thẩm mỹ trầm trọng. 
  • Khiến kết cấu bên trong bức tường sẽ nhanh chóng bị phá vỡ, suy giảm tuổi thọ công trình. Từ đó sẽ phải tốn thêm nhiều chi phí để tu sửa, gia cố lại.
  • Trong quá trình thi công, nếu bỏ qua sơn lót ngoại thất thì cần phải dùng nhiều sơn phủ hơn gây tốn kém chi phí.

son-lot-thi-cong-antoan2

Với những công trình sử dụng quy trình sơn lót từ đầu đạt chuẩn, đúng chủng loại, sẽ ít khi xảy ra hiện tượng bong tróc hay loang màu và bề mặt tường cũng có độ bền màu rất cao. Thời gian đầu khi không sử dụng sơn lót thì bề mặt mảng tường vẫn có thể đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên về lâu dài, nếu không có sự hỗ trợ từ lớp sơn lót thì dễ dẫn đến hiện tượng ẩm mốc, loang lổ, xuống cấp… thậm chí nếu bị nứt nẻ vách tường.

Những lưu ý khi thi công sơn lót ngoại thất cho bề mặt tường

  • Khi sơn lót lại bề mặt tường đã bị bong tróc hay xuống cấp cần được làm sạch và chuẩn bị kỹ lưỡng. Nên được chùi rửa sạch sẽ, đảm bảo không có bụi bẩn, chất gây ô nhiễm hay còn các lớp sơn loang màu, phồng rộp.
  • Nếu lớp sơn cũ vẫn còn sử dụng tốt, chỉ cần thay đổi màu sơn mới thì không cần phải sử dụng thêm sơn lót. Khi đó nên sử dụng sơn phủ trắng bình thường để tiết kiệm hơn.

Nhìn chung, tác dụng và ý nghĩa của việc sử dụng sơn lót ngoại thất không thể nhìn thấy tận mắt. Mà chỉ qua quá trình sử dụng, chất lượng công trình sẽ chứng minh tác hại của việc thiếu đi lớp sơn này. Có thể nói, sơn lót là bước cần thiết trong quy trình sơn ngoại thất để nâng cao bề mặt công trình. Đảm bảo cả hai tiêu chí: thẩm mỹ và chất lượng. 

Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp mọi người hiểu biết thêm về sơn lót ngoại thất.  Mọi thông tin về các dòng sản phẩm sơn chất lượng Nhật Bản KOSU – quý khách vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

< Hết >

𝐊𝐎𝐒𝐔CÔNG NGHỆ SƠN NHẬT BẢN

Trụ sở : Cụm CN An Hồng – An Hồng – An Dương – Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *