8 biện pháp chống nóng cho nhà ở hữu hiệu vào mùa hè P.2 

su-dung-dieu-hoa-chong-nong-cho-nha-o-dung-cach

8 biện pháp chống nóng cho nhà ở hữu hiệu vào mùa hè P.2 

Nhiệt lượng mà căn nhà phải đón nhận vào mùa hè ở Việt Nam thực sự là cơn ác mộng với nhiều gia đình.

Đa số mọi người sẽ nghĩ tới quạt và điều hòa nhiệt độ để xua tan đi cái nóng, giúp làm mát hơn cho ngôi nhà của mình. Nhưng đây không phải là giải pháp duy nhất, có rất nhiều các giải pháp khác được đưa ra mà khi kết hợp – sử dụng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc chống nóng.

Tiếp nối bài viết Phần 1, KOSU xin chia sẻ 4 phương pháp còn lại trong việc chống nóng, cách nhiệt vào mùa hè cho nhà ở.

Tắt các thiết bị điện không cần thiết trong nhà

Việc nhiệt lượng trong nhà tăng cao cũng có thể xảy ra do các thiết bị điện khi hoạt động tỏa nhiệt. Với những ngày trời mát có thể gia chủ sẽ không nhận ra sự khác biệt, tuy nhiên khi trời nắng nóng một vài độ C do các thiệt bị này tỏa nhiệt cũng mang lại cảm giác khó chịu.

tat-thiet-bi-dien-khi-khong-can-thiet
Tắt bớt các thiết bị điện, bóng đèn không sử dụng

Các thiết bị điện tỏa nhiệt có thể rải rác khắp nhà, tiêu biểu là các thiết bị chiếu sáng, bóng điện,… Khi không sử dụng nên tắt bớt, vừa tiết kiệm nguồn điện lại vừa giúp ngôi nhà không bị cộng hưởng nhiệt từ bên trong.

Luôn kéo rèm cửa

Đây là biện pháp sử dụng chung với việc đóng cửa sổ, đặc biệt cửa sổ nhôm kính. Lúc này rèm cửa sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt nhanh, tạo thêm một lớp ngăn cách giữa nhiệt độ môi trường bên ngoài và bên trong nhà.

rem-cua-kinh-cuong-luc-chong-nong
Có rất nhiều loại rèm cửa cao cấp có phủ silicon chống nóng, màu sáng để phản xạ nhiệt

Tuy nhiên, với những ngôi nhà có cửa ở hướng chính diện với ánh sáng mặt trời cần sử dụng những loại rèm sáng màu, chất liệu dày để hạn chế hấp thụ nhiệt.

Sử dụng quạt và điều hòa hợp lý 

Không phải lúc nào sử dụng quạt và điều hòa cũng tốt cho việc giảm thiểu nhiệt độ trong nhà.

Với quạt gió, cần đặt tại những nơi có không khí lưu thông để có thể lấy được những luồng gió mát nhất và khí tự nhiên ngoài trời. Không nên đặt quá sát tường hoặc sát những vật dụng khác trong nhà, ngoài ra với những gia đình chỉ sử dụng quạt để làm mát có thể đặt trước quạt chậu nước mát – nước đá để giúp không khí trong nhà trở nên mát mẻ hơn.

su-dung-quat-chong-nong-dung-cach
Sử dụng quạt đúng cách cũng giúp căn nhà mát mẻ, thoáng đãng hơn

Với điều hòa nhiệt độ, không nên bật điều hòa với nhiệt độ quá sâu và chênh lệch lớn với nhiệt độ bên ngoài. Chênh lệch nhiệt độ chỉ nên ở khoảng 8 – 10 độ để tiết kiệm điện năng, mang lại độ bền cho thiết bị cũng như tốt cho sức khỏe, tránh được việc bị sock nhiệt khi bước từ phòng lạnh ra ngoài trời.

su-dung-dieu-hoa-chong-nong-dung-cach
Không nên giảm nhiệt độ quá sâu so với nhiệt độ môi trường

Lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất hợp lý cho ngôi nhà

Màu sắc và vật liệu nội thất cũng là một trong những yếu tố cần cân nhắc khi thực hiện kết hợp các biện pháp chống nóng.

Phía bên ngoài căn nhà, cần lựa chọn các màu sơn có gam màu lạnh, có bề mặt bóng và sáng để giảm đi sự hấp thụ nhiệt cũng như phản xả lại ánh sáng.

bi-quyet-phoi-mau-son-noi-that-dep-mat-mat
Cách bố trí không gian thoáng, sử dụng gam màu dịu nhẹ giúp giảm bớt cảm giác ngột ngạt

Tham khảo dòng sơn bóng và siêu bóng ngoại thất của KOSU TẠI ĐÂY

Phần mái cũng tương tự nhưng cần có thêm các vật liệu che phủ, sơn chống nóng phù hợp vì đây là phần tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng mặt trời và bảo vệ căn nhà khỏi lượng nhiệt khổng lồ từ mặt trời mùa hè.

Thiết kế nội thất bên trong nên ưu tiên chọn lựa những đồ vật được làm từ chất liệu bắt nguồn từ nhiên nhiên như đá hoa cương, gỗ,… Ngoài ra, việc sắp xếp nội thất gọn gàng, thoáng đãng kết hợp với phối màu hợp lý cũng sẽ giúp gia chủ có cảm giác bớt ngột ngạt trong những ngày hè oi nóng.

< Hết >

𝐊𝐎𝐒𝐔CÔNG NGHỆ SƠN NHẬT BẢN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *